Có nhiều góc nhìn khác nhau về những người phụ nữ trong “Bố già”

Có nhiều góc nhìn khác nhau về những người phụ nữ trong “Bố già”

Sau sự thành công của Web drama “Bố già”, Trấn Thành quyết định tiếp tục phát triển đứa con tinh thần của mình thành một bộ phim điện ảnh. Hiện tại, “Bố già” bản điện ảnh đang đạt được doanh thu rất cao. Bộ phim nhận được nhiều sự yêu thích và phản hồi rất tích cực từ phía khán giả. Trong phim là những hình ảnh gần gũi, bình dị đời thường. Nhưng Trấn Thành đã không quên lồng ghép nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Chẳng hạn như là góc nhìn những người phụ nữ trong phim. Nội dung phim sẽ có xuất hiện những người phụ nữ khác nhau. Họ có nhiều hoàn cảnh, tính cách và mục đích hoàn toàn khác nhau. Giúp cho khán giả cảm nhận được rõ ràng từng khía cạnh vô cùng chân thật trong những người phụ nữ ấy.

Những hình mẫu, tính cách của những người phụ nữ trong phim đều có nét rất riêng biệt. Với góc nhìn những người phụ nữ vô cùng quen thuộc nhưng sâu sắc này, “Bố già” đã tạo nên sự gần gũi với khán giả một cách rất tốt. Khắc họa tình thương và mâu thuẫn cha con. Nhưng thông qua câu chuyện của những người đàn ông, phim ‘Bố già’ cũng gợi nhắc một vài hình mẫu phụ nữ.

“Bố già” là một phim khai thác được nhiều khía cạnh cuộc sống

Bên cạnh câu chuyện giàu tình cảm và nhiều căng thẳng giữa cha con Sang – Quắn (Trấn Thành và Tuấn Trần đóng), phim “Bố già”còn tái hiện không khí đời sống của một con hẻm lao động ở Sài Gòn. Các mối quan hệ vợ chồng, họ hàng, làng xóm cũng được hé mở. Phụ nữ – những người được gán cho thiên chức xây tổ ấm trong quan niệm bao đời. Từ đây cũng hiện lên màn ảnh.

Ở nửa đầu của phim, đa số phụ nữ trong Bố già” đều gây cảm giác ích kỷ. Thậm chí tàn nhẫn. Nhưng đi dần tới kết thúc, kịch bản cho thấy họ cũng mang nhiều nỗi đau riêng. Mỗi người phụ nữ đều có những hoàn cảnh riêng khác nhau. Khiến cho khán giả cảm thấy cảm thông với họ nhiều hơn.

Cẩm Lệ – Người phụ nữ hết lòng vì tình yêu tuổi xế chiều

Trong khu phố tràn ngập sự ồn ào, náo loạn và cãi nhau ủm tỏi như “Bố Già”, nhân vật cô thợ may Cẩm Lệ lại là điểm nhấn nhẹ nhàng, tươi sáng và vui tươi. Nhân vật của nghệ sĩ Lê Giang luôn biết cách tạo ra không khí hài hước, làm cho nhiều tình huống căng não trở nên dễ thở hơn.

Cô thợ may Cẩm Lệ với tình yêu lúc tuổi xế chiều dành cho Ba Sang

Ở tuổi trung niên, Cẩm Lệ ở vậy và một lòng yêu ông Sang. Chăm lo cho ông từ cái ăn, cái mặc. Dù chẳng rõ tình yêu có được đáp lại từ phía đối diện. Sống một mình nhưng Cẩm Lệ trẻ trung, yêu đời và tươi vui. Khiêm tốn về đất diễn, vai Cẩm Lệ ban đầu tưởng như chỉ được xây dựng để tạo những tình tiết hóm hỉnh, mang đến tiếng cười, giảm bớt sự căng thẳng của phim. Nhưng càng về sau, nhân vật càng cho thấy sức ảnh hưởng trong câu chuyện.

Ẩn bên trong vẻ ngoài đồng bóng, yểu điệu của một phụ nữ quá lứa lỡ thì, Cẩm Lệ thấu tình đạt lý. Biết cân nhắc nặng nhẹ. Chỉ bằng vài câu nói dung dị chẳng màu mè, Cẩm Lệ nhắn nhủ tới Quắn những đạo lý sâu sắc trong quan hệ cha con. Ở chừng mực nào đó, bà Cẩm Lệ là người giúp cha con Sang – Quắn kết nối và làm hòa. Cách bà ứng xử trước những xào xáo của gia đình ông Sang cũng rất hợp tình hợp lý.

Cẩm Lệ là tuyến vai nữ đáng yêu nhất của phim “Bố già”Tình yêu đầy bao dung và hy sinh bà dành cho ông Sang làm khán giả vừa cười vừa thương. Cũng đưa đẩy tạo nên niềm cảm động ở kết phim.

Mẹ Bù Tọt – Người phụ nữ bỏ rơi và lợi dụng con của mình

Ở tuổi trung niên, ông Sang có con trai lớn như Quắn là chuyện dễ hiểu. Nhưng con gái út của ông – bé Bù Tọt 6 tuổi – lại là một dấu hỏi lớn. Ngay cả chị gái, em trai và em dâu của ông Sang cũng không biết Bù Tọt là ai. Và đã được ông mang về từ đâu. Bỏ ngoài tai những lời chế giễu của người thân, lời bàn tán xì xào của hàng xóm. Ông Sang giữ kín về danh tính của con gái.

Nhân vật mẹ Bù Tọt được xem là một người phụ nữ không biết thương yêu con cái

Mãi sau này, mẹ của Bù Tọt trở về, chuyện mới vỡ lở. Người đàn bà trẻ trung và gợi cảm bỏ rơi Bù Tọt từ khi con bé còn đỏ hỏn. Nhưng nay trở về, cô cũng không có ý định nhận con. Mà chỉ muốn lợi dụng con bé cho mục đích riêng của mình. Thân phận của mẹ Bù Tọt và mối liên quan của cô với ông Sang là một trong những tình tiết tạo twist (bước ngoặt, bất ngờ) cho “Bố già”. Đồng thời dẫn dắt các mâu thuẫn của phim.

Người phụ nữ vì bản thân mà bỏ chồng và con

Mẹ Quắn, vợ của ba Sang là tuyến vai nữ duy nhất không lộ mặt trong phim. Bà chỉ hiện hữu trong lời bình phẩm của gia đình bên chồng. Trong hình ảnh một người đàn bà ruồng bỏ chồng con. Đến gần cuối phim, ông ba Sang mới lần đầu nhắc đến người đàn bà đã rời xa cuộc đời mình.

Ông nói với bà Cẩm Lệ: “Gia đình tôi phức tạp, tôi biết chứ. Mẹ thằng Quắn không chịu được phải bỏ đi”. Câu nói không mang ý trách móc, mà còn có sự thông cảm. Kẻ bị bỏ rơi lại minh oan cho người rời đi. Lời của ông ba Sang cho thấy rằng mẹ Quắn đã sai. Nhưng cũng từng chịu không ít thiệt thòi, áp lực khi làm dâu trong gia đình nhiều vấn đề.

Người phụ nữ hung dữ, hay bắt nạt chồng

Ánh – vợ của Phú, em trai ông Sang – là nhân vật đáng ghét nhất của phim “Bố già”Đây được xem là một người phụ nữ đanh đá, hay bắt nạt chồng. Cô này lúc nào cũng choang choác cái miệng. Hay ăn nói vô duyên, lại đành hanh, bắt nạt cả họ nhà chồng. Xưng hô với chồng thì “mày mày – tao tao”. Thậm chí chẳng ngại đánh chồng như đánh con ở chỗ đông người.

Nhân vật Ánh tuy hung dữ và hay bắt nạt chồng nhưng vẫn rất yêu thương chồng của mình

Gây nhiều phản cảm nhưng thẳm sâu trong lòng, Ánh là người vợ thương chồng. Bằng chứng là khi Phú muốn đánh cược sức khỏe, sự an toàn của mình để cứu người, cô khóc lóc, nằng nặc phản đối. Hơn nữa, dù chồng gặp khó trong sinh đẻ, Ánh vẫn ở lại bên anh, không rời bỏ anh để tìm tấm chồng mới. Thực chất, đây vốn là người đàn bà đáng thương, khao khát mụn con nhưng số phận không chiều lòng. Có lẽ những nổi khổ riêng trong lòng đã khiến cô trở thành một người đanh đá. Cũng có thể, nghịch cảnh trong hôn nhân là lý do đẩy Ánh vào cảnh cay nghiệt với hết thảy mọi người.

Hai Giàu – Người phụ nữ keo kiệt

Bà hai Giàu là chị cả trong 4 chị em Giàu, Sang, Phú và Quý. Là người khấm khá nhất trong bốn chị em nhưng bà Giàu khá keo kiệt. Bà chi ly từng đồng với các em, các cháu. Không phải bà chưa từng giúp ai. Nhưng hễ giúp một lần, bà phải rao giảng kể công, chì chiết người ta cả đời. Có thể nói đây là một nhân vật thuộc tuyến phản diện. Nhưng lại vô cùng có chiều sâu.

Hai Giàu tuy ích kỷ nhưng vẫn yêu thương em trai và con của mình

Cái xấu nhất của bà hai Giàu là quá tự mãn về con trai. Đâm ra khinh thường con cái nhà khác. Bà chính là đại diện của những bà bác, bà cô, bà thím với những câu hỏi huyền thoại “Làm nghề gì? Lương bao nhiêu? Bao giờ mua nhà”. Cùng với những màn dạy đời hợm hĩnh trong các cuộc gặp mặt gia đình. Nhưng đến dần cuối phim, nhân vật hai Giàu dần có những chuyển biến tích cực hơn trong tâm lý.

Nhưng về bản chất, bà hai Giàu không quá xấu. Bà vẫn thương ba người em trai, khóc hết nước mắt khi các em gặp nạn. Việc bà không bằng lòng con trai mình cứu người là một biểu hiện của ích kỷ. Nhưng không có bất cứ người mẹ nào muốn con của mình phải hi sinh và rơi vào tình trạng nguy hiểm. Đây cũng là một minh chứng cho tấm lòng người mẹ thương con.

Những bài viết mới và hấp dẫn nhất về Hậu trường giải trí sẽ liên tục được cập nhật.

Nguồn: Ngoisao.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *