Mẹ bầu phải luôn ghi nhớ những chỉ số của thai nhi trong khi thai nghén
Hiện nay mỗi khi đi siêu âm định kỳ, mẹ bầu sẽ có thể theo dõi chỉ số của thai nhi phát triển theo từng giai đoạn. Nhìn chung, chỉ số này đều phản ánh chính xác sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Hiện có rất nhiều thuật ngữ về các chỉ số phát triển của thai nhi khi thể hiện trên kết quả siêu âm. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy luôn ghi nhớ chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, chu vi đầu …
Việc nắm rõ và hiểu được các con số này, hay theo dõi những biến động của chúng qua những lần siêu âm thai; chính là cách giúp thai phụ có thể kiểm tra sự phát triển của bé theo từng giai đoạn, một cách chi tiết nhất. Các bác sĩ sản khoa cũng lưu ý rằng, các chỉ số này sẽ có sự chênh lệch nhỏ; vì còn tùy vào chế độ dinh dưỡng của từng mẹ bầu, và thiết bị siêu âm. Chính vì vậy, trong giai đoạn thai nghén, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai định kỳ; để có thể sớm phát hiện những chỉ số bất thường.
Nhịp tim thai một trong những chỉ số của thai nhi mẹ nên lưu ý
Khi mẹ mang bầu, bác sĩ luôn nhắc nhở phải đi siêu âm thai đầy đủ và đúng lịch để theo dõi tình hình phát triển của em bé. Mẹ bầu khi nhận kết quả siêu âm thường chú ý đến cân nặng hiện tại của con. Tuy nhiên thực tế có các chỉ số thai nhi còn quan trọng hơn. Vì nó phản ánh trực tiếp tình hình của thai nhi. Đồng thời các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi dựa trên những dữ liệu này.
Mỗi khi khám thai định kỳ, trên phiếu kết quả siêu âm thai sẽ có chỉ số nhịp tim thai. Dữ liệu nhịp tim của thai nhi đề cập đến số nhịp tim mỗi phút của thai nhi trong bụng mẹ. Ngay từ tuần thứ 6 – 7 thai kỳ, bác sĩ đã có thể giúp các mẹ nghe được tim thai của con mình. Tuy nhiên, ở một số thai nhi; đến khoảng tuần 8 – 10 của thai kỳ mới có thể nghe được tim thai.
Giá trị bình thường của nhịp tim thai dao động từ 120 đến 160 lần/ phút. Về cuối thai kỳ, nhịp tim của bé có thể chậm hơn đôi chút. Nhưng nếu không dưới 80 lần/phút, thì mẹ có thể yên tâm.
Các bà mẹ thường hay rỉ tai nhau về những câu chuyện xung quanh thai kỳ rằng: Nhịp tim thai nhi có thể dự đoán giới tính sớm nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu nhịp tim trên 140 nhịp đập mỗi phút thì thai nhi là một bé gái. Và dĩ nhiên nếu dưới 140 nhịp đập mỗi phút thì là bé trai. Tuy nhiên, lời đồn này hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Chiều dài xương đùi giúp theo dõi thể chất thai nhi
Xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể con người. Chiều dài xương đùi là chỉ số quan trọng, để dự đoán sự phát triển thể chất của thai nhi. Khi tuổi thai càng tăng thì giá trị chiều dài xương đùi cũng sẽ thay đổi. Đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Khi đó, cân nặng của thai nhi đang trong thời kỳ tăng nhanh. Bác sỹ sẽ dựa vào chiều dài xương đùi, để biết bé có phát triển bình thường hay không. Hiệu số giữa chiều dài xương đùi và đường kính lưỡng đỉnh là 20 ~ 30mm.
Độ sâu màng ối duy trì sự sống cho thai nhi
Nước ối bảo vệ thai nhi, làm đệm và chống lại áp lực bên ngoài gây hại cho thai nhi. Đồng thời còn giữ nhiệt độ trong tử cung không đổi; duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong thai nhi, thúc đẩy quá trình sinh nở. Nước ối còn có thể được gọi là “nước của sự sống”. Vì vậy, khi đi siêu âm, mẹ nên kiểm tra xem độ sâu của màng ối có nằm trong giới hạn bình thường không. Độ sâu của màng ối là từ 3-7 cm. Cho nên mẹ cần đi siêu âm thai đầy đủ, đúng lịch để theo dõi tình hình phát triển của con.
Đường kính lưỡng đỉnh tính tuổi thai
Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất (tính từ trán ra sau gáy) của hộp sọ thai nhi. Hoặc có thể hiểu đơn giản là đường kính đầu của em bé.
Trong siêu âm thai, đường kính lưỡng đỉnh được dùng vào việc ước lượng trọng lượng thai, tính tuổi thai, đồng thời là một chỉ số để đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi.
Nguồn: Eva.vn