Người dân Yên Bái ổn định thu nhập nhờ bóc vỏ cây quế

Người dân Yên Bái ổn định thu nhập nhờ bóc vỏ cây quế

Việt Nam rất giàu tài nguyên thiên nhiên, các sản vật thiên nhiên mang đến cho người Việt là vô số. Người dân có thể nuôi sống bản thân và gia đình bằng nguồn lực tự nhiên. Đánh bắt thủy hải sản dưới sông, biển, khai thác khoáng vật, cưa gỗ, trồng cây. Nhưng người dân ở huyện Văn Yên, Yên Bái có lại làm giàu bằng bóc vỏ cây quế trên rừng. Nhờ nguồn nguyên liệu đắt giá này, người dân ở vùng đất hẻo lánh này có đủ điều kiện sống, dần dần tiếp xúc với xã hội hiện đại.

Từ thời cha ông chúng ta, vỏ cây quế đã được coi là một vị thuốc tốt. Có công dụng chữa trị rất nhiều bệnh. Giá cả của loại gia vị quý này rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các trồng và chăm sóc loài cây này khá phức tạp. Quế có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ đem lại lợi ích tốt hơn hẳn các loài nhân giống và được chăm sóc nhân tạo. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu quy trình xử lý vỏ cây quế khô để đưa vào sử dụng và công dụng tuyệt với của nó nhé!

Thu tiền từ vỏ cây quế phơi khô

Được ví như “vàng xanh” của người dân huyện Văn Yên (Yên Bái). Nhiều năm qua, cây quế đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế. Giúp người dân nơi đây có đời sống khấm khá.

Vùng trồng quế của huyện Văn Yên vốn được hình thành từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống của đồng bào người Dao nơi đây. Trải qua nhiều năm phát triển, quế đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Văn Yên, đồng thời tham gia vào thị trường nông – lâm sản xuất khẩu của tỉnh Yên Bái.

Những ngày này, khi ánh nắng vừa kịp ló ra khỏi ngọn núi, bà con ở khắp các thôn, bản của xã Phong Dụ Thượng (huyện Văn Yên) lại rộn ràng bắt đầu ngày mới với công việc bóc và cạo vỏ quế. Từ dưới thung sâu tới tận đỉnh núi cao. Đâu đâu cũng thấy cây quế xanh ngút ngàn, tỏa hương thơm khắp các ngả đường. Trên các cánh rừng quế giữa mùa thu hoạch, người vào, người ra tất bật. Năm nay, giá vỏ quế cao gấp rưỡi so với năm ngoái, cây quế lại phát triển tốt nên bà con rất phấn khởi.

Người dân Yên Bái thu lợi nhuận cao

Gia đình ông Hoàng Văn Hòa (thôn Đoàn Kết, xã Đại Sơn) có gần 7 ha quế. Trong đó nhiều cây to đã được gần 30 năm tuổi. Năm nay, vỏ quế bán được giá cao nhất, đem lại thu nhập dồi dào cho người dân.

Quá trình cạo vỏ cây quế

Ông Hòa cho biết, sau khi trồng từ 5 – 7 năm, quế bắt đầu cho thu hoạch mỗi năm 2 vụ. Trồng quế cũng không quá vất vả. Từ khi trồng, gia đình chỉ phải làm cỏ chứ không phải bón phân hay chăm sóc cầu kỳ. Từ ngày trồng quế, cuộc sống gia đình ông thay đổi. Khác hoàn toàn ngày xưa, làm được nhà to, sắm được xe cộ… Ông Lê Huy – Bí thư Đảng ủy xã Đại Sơn, cũng cho biết: Nhờ phát triển trồng quế mà từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 40% còn 17,25%. Hàng năm, cây quế đem lại cho người dân trong xã nguồn thu nhập gần 100 tỷ đồng.

Chia sẻ của những người nông dân

Chia sẻ thêm về những lợi thế của nghề trồng quế, ông Đặng Thiều Châu. Người dân tộc Dao ở thôn Khe Mạ, xã Phong Dụ Thượng, cho biết thêm: “So với nhiều cây lâm nghiệp khác thì cây quế cho giá trị kinh tế cao. Vì có thể khai thác nhiều lần, có thể bán từ vỏ đến thân, lá. Nhà tôi trồng 9 ha quế, trong đó còn khoảng 1 ha đang cho thu hoạch. Mỗi ngày, trung bình một người có thể bóc được hơn 40 kg vỏ quế. Năm nay, gia đình tham gia nhóm trồng quế theo quy trình hữu cơ. Được một doanh nghiệp thu mua toàn bộ sản phẩm với giá 60.000 đồng/ kg, cao gấp rưỡi so với khi bán cho thương lái”.

Hoạt động xử lí đóng gói vỏ cây

“Tiền người Dao cất trong cây quế” – ông Châu ví von và cho biết, hầu hết người Dao ở Văn Yên mỗi khi cần tiền trang trải cuộc sống là lại vào rừng lột vỏ quế mang bán. “Năm nay, gia đình tôi lại tiếp tục trồng mới  hơn 1 vạn cây quế. Vừa để phủ xanh rừng, vừa tăng thu nhập” – ông Châu nói.

Nhu cầu vỏ cây quế sạch tăng mạnh trên thị trường

Gia đình chị La Thị Phượng (ở thôn Làng Trạm, xã Phong Dụ Thượng). Có 10 ha rừng quế đang được khai thác. Chị Phượng cho biết, ban đầu trồng bằng phương pháp gieo hạt. Phải mất 10 năm cây quế mới cho thu hoạch. “Nhà tôi thu hoạch theo kiểu thu tỉa, cứ cây to thì bóc vỏ trước, sau đó chặt cây. Phần gốc còn lại sẽ mọc lên chồi. Những cây tái sinh chỉ 5 năm sau là đã cho thu hoạch” – chị Phượng chia sẻ.

Thu tiền từ vỏ quế phơi khô

Ngoài trồng quế, chị Phượng còn làm đại lý thu mua quế. Rồi bán lại cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Năm nay, cơ sở của chị Phượng thu mua gom 600 tấn vỏ quế khô. Trong đó có hơn 200 tấn được cấp chứng nhận quế hữu cơ.

Hiện nay, cây quế ở Văn Yên đã được trồng ở toàn bộ 27/27 xã, thị trấn, với tổng diện tích gần 50.000 ha. Huyện đã xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế tại 8 xã gồm: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ, Tân Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng.

Lời hứa từ phía chính quyền

Ông Vũ Quang Hải – Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Thời gian tới huyện sẽ tiếp tục giữ ổn định diện tích quế đang có và chuyển đổi dần một số diện tích cây trồng khác kém hiệu quả để để đưa cây quế vào trồng. Huyện cũng đang tích cực thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ cây quế và sản xuất quế sạch, hữu cơ để nâng cao giá trị kinh tế.

Tuy vỏ cây quế là sản phẩm Việt Nam tương đối đặc thù nhưng việc nhân rộng sản xuất quy mô lớn là cần thiết để tăng tính kinh tế.

Nguồn: Tuhaoviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *