Phát triển các sản phẩm làm từ thanh long để phục vụ xuất ngoại

Phát triển các sản phẩm làm từ thanh long để phục vụ xuất ngoại

Ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với cây lành trái ngọt. Đất phù sa bồi đắp và lượng mưa quanh năm dồi dào là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng. Đây là nguồn thu nhập dồi dào cho bà con nông dân trong điều kiện nhà nước cho phép đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Đất Bình Thuận chính là vùng trồng nhiều cây thanh long bậc nhất cả nước. Để giữ vững giá trị thanh long trên thị trường và hạn chế việc mất mùa được giá. Nhiều cơ sở sản xuất đã nghiên cứu và phát triển nhiều loại thực phẩm khác đến từ loại cây này để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho người dân.

Thanh long là loại quả dễ tròng, dễ chăm sóc, trong điều kiện khí hậu thích hợp cây sẽ có trái quanh năm. Thịt quả ngọt, mềm, mọng nước lại giàu Vitamin C nên được rất nhiều người ưa thích. Thường xuyên xuất hiện trong thực đơn tráng miệng bổ sung chất dinh dưỡng cho các bé.

Diện tích trồng thanh long lớn ở Bình Thuận

Những ngày này, người dân ở những vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận bước vào mùa thu hoạch chính vụ.Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Quả có hình bầu dục, có nhiều tai ngoe. Khi còn non vỏ có màu xanh. Khi chín sẽ chuyển qua màu đỏ. Có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Hương vị của nó đôi khi giống như hương vị của quả kiwi (Actinidia deliciosa). Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hóa.

Tại xã Hồng Sơn (huyện Hàm Thuận Bắc) nhiều vườn cây đang được gấp rút thu hoạch. Để đáp ứng nguồn hàng xuất khẩu qua Trung Quốc. Nông dân Nguyễn Đức Thành chia sẻ, năm nay thanh long bước vào vụ chính nhưng trái được tiêu thụ tốt. Không xảy ra tình trạng dội vườn. Giá tuy không cao như những tháng trước nhưng có phần nhỉnh hơn so với chính vụ.

Diện tích khu vực trồng rộng lớn

Theo bà Lê Phương Chi (xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam), bà bán cho thương lái thanh long loại 1 (trái to, đẹp). Còn lại, trái nhỏ hơn bà đưa về nhà rửa sạch, khử trùng và chế biến thành sản phẩm khác để bán ra thị trường.

Những chế phẩm khác từ thanh long

Bà Chi dành một phòng chừng 20m2 để đặt máy sơ chế. Máy sấy công nghiệp hiện đại để làm thanh long khô. Sau khi cắt trái thành những lát mỏng, bà cho lên khay. Sau đó đưa vào máy để thực hiện quy trình chế biến.

“Thanh long sấy của tôi không cần thêm đường nhưng rất ngọt. Thay vì sử dụng chất bảo quản. Tôi cho sản phẩm vào túi rồi rút chân không, đóng gói cẩn thận”, bà Chi chia sẻ. Cũng theo bà Chi, sản phẩm thanh long sấy đã được bà đăng ký thương hiệu. Đăng ký mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm để xuất ra thị trường trong nước. Có thể gửi đi chào hàng ở Nhật Bản, Trung Quốc.

Nước ép tinh chất

Một cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thanh long Bình Thuận cho biết. Hiện nay, ngoài việc bán trái tươi, nhiều hộ dân, hợp tác xã tập trung vào chế biến thanh long thành mứt, nước ép, rượu vang… Đây là xu hướng mới góp phần nâng cao giá trị nông sản. Đồng thời, những sản phẩm này góp phần giảm áp lực tiêu thụ trái tươi. Đặc biệt mỗi khi cây trồng vào thu hoạch chính vụ.

Tránh hiện tượng “Được mùa mất giá”

Trong khi đó, ông Hiền ở xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) cũng nghiên cứu, chế biến rượu. Những năm qua, gia đình ông trồng và bán cho các thương lái. Tuy là sản phẩm VietGAP nhưng trái cây của gia đình ông cũng chỉ có giá ngang bằng với những hộ trồng theo hướng truyền thống.

Thanh long cho trái quanh năm

Ông cho biết, năm nay, tuy có giá nhỉnh hơn mọi năm nhưng vẫn rơi vào cảnh “được mùa – mất giá”. Do vậy, để thoát cảnh này, ông đã tìm hiểu và bắt đầu thử chế biến rượu vang. Cũng theo nông dân này, nếu làm tốt, rượu vang sẽ trở thành sản phẩm đặc trưng, nâng cao giá trị cho thanh long Bình Thuận.

Sự hỗ trợ đến từ phía chính quyền

Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận cũng khuyến khích người dân sử dụng giống tốt. Sản xuất các loại khác nhau như thanh long ruột trắng, ruột đỏ, ruột tím hồng. Để góp phần đa dạng hóa sản phẩm thanh long.

Cùng với việc khuyến khích người dân đa dạng sản phẩm. Tỉnh Bình Thuận cũng có kế hoạch kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến. Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đã hợp tác với tập đoàn Nafoods Group. Trong việc phát triển 10 nghìn ha vùng nguyên liệu để đáp ứng chế biến, xuất khẩu.

Các chính sách nâng cao giá trị thanh long

Ông Nguyễn Đức Trí, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển thanh long Bình Thuận. Cho biết tỉnh đang đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ. Cùng với việc duy trì thị trường Trung Quốc, ngành thanh long cũng đang hướng đến các thị trường khó tính như Úc, Nhật Bản, Newzeland… Do vậy, ngoài đẩy mạnh phát triển nông sản sạch, xuất khẩu trái tươi, tỉnh hướng đến đa dạng hóa sản phẩm thanh long để nâng giá trị.

Mong rằng với những nỗ lực không ngừng và sự quan tâm từ chính quyền thì chỉ trong thời gian nữa thanh long sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của khu vực.

Thông tin các sản phẩm Việt Nam được cập nhật chính xác nhất giúp bạn đọc nắm bắt và mua sắm hiệu quả.

Nguồn: Tuhaoviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *