Rủi ro trở lại, chứng khoán nhiều nước để lỡ đà tăng

Rủi ro trở lại, chứng khoán nhiều nước để lỡ đà tăng

Có thể nói đây là một ngày chứng khoán nhiều nước trên toàn cầu có nhiều biến động tăng giảm khác nhau. Các rủi ro bắt đầu quay trở lại làm khó các nhà đầu tư. Và cần càng nhiều sự phân tích nhưng vẫn hoàn toàn khó lường trước được điều gì. Không chỉ chứng khoán Nhật Bản. Mà nhiều thị trường lớn khác ở châu Á cũng vẫn trượt đà tăng ngay từ đầu ngày. Chỉ có một số ít nước lớn mạnh như Trung Quốc, Mỹ là có tín hiệu khởi sắc. Trong quá trình hồi phục nền kinh tế sau dịch Covid thì đây là điều dễ hiểu. Nhưng lại là bài toán đau đầu cho các nhà đầu tư toàn cầu. Những tín hiệu khởi sắc không quyết định được thị trường sẽ ổn định.

Cùng nhìn lại những biến chuyển của thị trường chứng khoán hôm nay. Để có thêm những nhận định và biết về các thông tin dự đoán về nền kinh tế sắp tới. Tỉ giá ngoại tệ và giá dầu cũng giao động không ít và ảnh hưởng đến thị trường tại một số quốc gia.

Chứng khoán nhiều nước tuột đà tăng

Không riêng chứng khoán Nhật Bản, các thị trường lớn ở châu Á cũng tuột đà tăng trong phiên giao dịch sáng 10/3, dù khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư được kích hoạt lại.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản để tuột điểm tăng từ đầu phiên và trượt 0,01% còn 29.025,38 điểm. Tính đến trưa 9/3, trong khi đó chỉ số Topix cũng không có biến động lớn. Tại Hàn Quốc, sức tăng của chỉ số Kospi mạnh lên so với thời điểm mở cửa và đạt mức hơn 1%. Trong khi đó chỉ số Kosdaq nhích nhẹ 0,27%.

Chứng khoán Australia sáng nay cũng để lỡ đà tăng điểm đầu phiên và trượt 0,31%. Cổ phiếu năng lượng là tác nhân kéo giảm chỉ số ASX 200 trong phiên sáng nay. Khi nhóm cổ phiếu này để mất tới 2,11% do giá dầu vẫn đang chịu áp lực.

Chứng khoán Nhật Bản

Hai chỉ số quan trọng không kém và tác động lớn đến chứng khoán Australia sáng nay cũng đi xuống. Cụ thể, chỉ số riêng biệt tài chính và chỉ số nguyên vật liệu lần lượt rớt 0,76% và 1,92%.

Chứng khoán Trung Quốc – Mỹ khởi sắc

Cắt đà giảm sâu trong ngày giao dịch trước đó. Chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay khởi sắc. Với chỉ số Shanghai Composite nhích nhẹ 0,22% và Shenzhen Component tăng 0,83%. Trên thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng lên điểm 0,33%.

Chứng khoán Mỹ đêm qua bật tăng mạnh mẽ khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ hạ nhiệt. Và đà tăng của cổ phiếu công nghệ trở lại. Đáng chú ý, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng vọt 3,7% lên 13.073,83 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 11/2020.

“Chứng khoán nhiều nước trên toàn cầu tăng điểm khi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư trở lại”. Các nhà phân tích tại ANZ Research đánh giá. Họ cho rằng, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố nhờ kỳ vọng gói kích thích tài khóa 1.900 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ sớm được phê chuẩn.

Các thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đặt mục tiêu thông qua dự luật về gói cứu trợ 1.900 tỷ USD trong ngày 10/3. Để Tổng thống Biden có thể ký ban hành vào cuối tuần. Gói cứu trợ lần này tăng thêm mức trợ cấp thất nghiệp 300 USD mỗi tuần và kéo dài các chương trình trợ cấp thất nghiệp cho hàng triệu người Mỹ cho đến hết ngày 6/9.

Trên thị trường tiền tệ, đồng bạc xanh sáng nay nhích giá 0,19%. Khi chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác đạt 92,169. Nhưng vẫn thấp hơn mốc 92,503 thiết lập trước đó. Đồng yên Nhật suy yếu và quy đổi 108,77 JPY/USD. So với mức 108,45 JPY/USD. Trong khi đô la Australia rớt giá 0,38% xuống còn 1 AUD đổi 0,7682 USD, so với mức 1 AUD/0,77 USD.

Dự đoán về nền kinh tế

Bà Carol Kong, chuyên gia phân tích tiền tệ tại Ngân hàng Commonwealth (Australia) cho biết. Ngoài rủi ro trượt giá ngắn hạn, ngân hàng này đang kỳ vọng đô la Australia tăng giá với dự đoán 1 AUD sẽ “ăn” khoảng 0,83 USD vào quý III/2021.

tỷ giá AUD/USD

“Việc Australia ngăn chặn Covid-19 thành công đã góp phần vào sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V của nước này”. Bà Carol Kong nhấn mạnh. Đồng thời nhận định khi vaccine Covid-19 được triển khai. Sự hồi phục kinh tế có thể nhanh hơn. Điều này có khả năng làm thắt chặt thị trường lao động sớm hơn dự kiến.

Nữ chuyên gia dự đoán, với kịch bản như trên. Ngân hàng Trung ương Australia sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Trước khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có động thái có thể dẫn tới rủi ro tăng giá đối với dự báo tỷ giá AUD/USD.

Ở các diễn biến khác, giá dầu giao dịch theo giờ châu Á sáng nay vẫn chịu áp lực nguồn cung. Giá dầu thô giao sau của Mỹ trượt 0,62% xuống 63,61 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 0,73% còn 67,03 USD.

Trước đó, giá dầu thế giới đứng trên mốc 70 USD/thùng hồi đầu tuần. Sau khi Saudi Arabia xác nhận một số cơ sở sản xuất dầu mỏ của nước này. Đã bị tên lửa và máy bay không người lái tấn công. Tuy nhiên, Saudi Arabia cho biết không có thiệt hại đáng kể nào về hạ tầng tại các cơ sở sản xuất dầu mỏ bị tấn công.

Nguồn : Tinnhanhchungkhoan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *