TOP 10 cách để phòng bệnh cảm cúm cho bé tại nhà

TOP 10 cách để phòng bệnh cảm cúm cho bé tại nhà

Vào mùa này, bệnh cúm là bệnh thường gặp ở trẻ em. Ngoài ra, đợt bùng phát viêm phổi cấp gần đây có các triệu chứng giống với bệnh cảm cúm thông thường như sốt, ho, khó thở … Đây là bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh. Vì vậy, mẹ cần dạy con cách phòng chống dịch cúm tốt nhất. Căn bệnh này rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp, nhất là khi trẻ sống chung môi trường, cùng lớp học. Trên thực tế, chỉ cần một em bé bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, những đứa trẻ khác tiếp xúc với những giọt nhỏ của vi-rút cúm bay ra từ miệng và mũi của em sẽ dễ bị bệnh hơn. Vậy chăm sóc và phòng tránh cảm cúm tại nhà như thế nào?

Bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm

 

Cúm theo mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh xảy ra mỗi năm một lần, thường vào mùa đông xuân. Bệnh này lây trực tiếp từ người bệnh sang người. Lây qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho và hắt hơi.

Tại Việt Nam, các loại vi rút cúm theo mùa thường gặp là cúm A/H3N2, cúm A /H1N1 và cúm B. Bệnh cúm theo mùa hoạt động thường lành tính. Nhưng đối với những người mắc các bệnh mãn tính về tim mạch và hô hấp; người suy giảm miễn dịch; người già (> 65 tuổi); trẻ em (<5 tuổi); phụ nữ có thai cũng có thể gây ra mức độ nặng và nguy hiểm, phức tạp hơn. Nó có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng và tử vong.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh); các triệu chứng ban đầu có thế là:
– Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện.
– Có cảm giác ớn lạnh.
– Nhức đầu.
– Đau nhức cơ bắp.
– Chóng mặt.
– Ăn không ngon.
– Mệt mỏi.
– Ho.
– Đau họng.
– Chảy nước mũi.
– Buồn nôn.
– Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực.
– Đau tai.
– Có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.

TOP 10 cách để phòng chống bệnh cúm cho trẻ tại nhà.

Hướng dẫn trẻ ho và hắt xì hơi đúng cách

Hướng dẫn trẻ ho và hắt xì hơi đúng cách

Dạy trẻ ho hay hắt hơi đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh hô hấp. Che kín miệng bằng khuỷu tay hoặc sử dụng khăn giấy khi ho và hắt hơi. Ngay sau đó, trẻ cần bỏ khăn giấy vào thùng rác. Rồi rửa tay lại bằng xà phòng diệt khuẩn.
Nếu trẻ thấy bất cứ ai khác đang ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy che mặt và đi theo hướng khác. Sau đó vứt khăn giấy đó vào thùng rác, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Hạn chế chạm vào mặt

Hãy cố gắng lặp đi lặp lại nhiều lần với trẻ về việc hạn chế chạm vào mặt, nhất là vùng chữ T (mắt, mũi và miệng). Bởi tay hay các đồ vật có thể dính dịch và khiến trẻ dễ dàng nhiễm bệnh.

Không nên hôn lên mặt trẻ

Đây là một trong những vấn đề chính bản thân các bậc phụ huynh lại vô tình vi phạm nhiều nhất. Trong giai đoạn này, nếu muốn bày tỏ yêu thương với trẻ thì mẹ chỉ nên hôn phía sau đầu. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thời gian ủ bệnh có thể từ 0 đến 14 ngày, trong giai đoạn đó người bệnh có thể sẽ không có bất kỳ biểu hiện khác lạ nào. Vì thế, tốt nhất hãy đảm bảo giữ con ở một khoảng cách an toàn nhất định, mẹ nhé.

Luôn vệ sinh sạch sẽ

Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ 

 

Trước sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thường xuyên rửa tay. Rửa tay theo sự hướng dẫn của Bộ Y tế, lau lại bằng khăn giấy. Sau đó tắt vòi bằng chính khăn giấy đó và vứt vào thùng rác để tránh vi khuẩn lấy lại bàn tay đã được vệ sinh sạch sẽ.

Ngoài ra, có thể mẹ chưa biết, việc tránh tụ tập và ăn uống nơi đông người là một trong những cách phòng chống cúm cho trẻ hiệu quả nhất.

Có thói quen sinh hoạt đúng quy tắc

Để phòng chống cúm, mẹ nên đảm bảo chế độ sinh hoạt cho trẻ như sau: ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ngủ sớm và đủ giấc.

Luôn giữ nhiệt độ phòng

Đảm bảo giữ nhiệt độ phòng ở khoảng 27-28 độ C. Mẹ sẽ giúp cơ thể bé không bị lạnh và tránh nguy cơ suy giảm khả năng miễn dịch.

Cần bổ sung vitamin C

Cần bổ sung vitamin C

Giúp bé yêu có sức đề kháng cao, phòng chống dịch cúm, mẹ cần tăng cường hệ miễn dịch cho con bằng cách bổ sung vitamin C hàng ngày. Theo các chuyên gia, vitamin C còn có tác dụng tuyệt vời trong phòng ngừa các biến chứng của bệnh cúm.
Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con từ các loại thực phẩm như rau bắp cải, rau bina hoặc một ly nước cam vào buổi sáng là tốt nhất.
Lưu ý, mẹ cũng cần cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ và đảm bảo “ăn chín uống sôi” nhé.

Cho trẻ vận động theo lứa tuổi

Duy trì các hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe hơn, tăng cường thể lực. Khi có một cơ thể khỏe mạnh, con có đủ thể lực để phòng chống dịch cúm hơn.
Ở mỗi lứa tuổi của con, mẹ có thể lựa chọn các môn thể thao phù hợp cho con. Với những bé trai, mẹ có thể hướng con đến những bộ môn thể thao: chạy bộ, đá banh trong nhà,… Với những bé gái mẹ có thể hướng con đến những bộ môn thể thao: nhảy dây, học nhảy,… Với những bộ môn thể thao này, các mẹ có thể dễ dàng cho con thực hiện trong nhà và khoảng 2-3 buổi/ tuần.

Phải đeo khẩu trang

Hãy cho trẻ đeo khẩu trang vừa vặn với mặt khi hoạt động ngoài trời hoặc ở chỗ đông người. Nếu không quá cần thiết, mẹ nên cân nhắc cho trẻ sinh hoạt tại nhà..

Theo dõi phản ứng của trẻ

Theo dõi phản ứng của trẻ

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C thì mẹ có thể hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm. Mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm khoảng 30 độ C để lau cơ thể bé, nhất là vùng trán, nách và bẹn. Ngoài ra, mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.

Trên đây là 10 cách phòng chống bệnh cúm ở trẻ tại nhà bạn có thể tham khảo mà GAZ muốn chia sẻ.

Nguồn: Huggies.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *