Bật mí chế độ dinh dưỡng giúp trẻ từ 2 – 6 tuổi tăng chiều cao
Trẻ em là nguồn nhân lực chính để xây dựng đất nước trong tương lai. Một đất nước có nguồn nhân lực khỏe mạnh, thông minh, thể chất tốt có tiềm năng phát triển rất lớn. Nhật Bản vẫn là một quốc gia Châu Á từng được coi là một nước nhỏ, tuy nhiên nhờ việc thực hiện kế hoạch dinh dưỡng quốc gia, đặc biệt là kế hoạch dinh dưỡng học đường nên sự phát triển thể chất của người Nhật ngày nay đã được cải thiện đáng kể so với trước đây. Điều này cho thấy chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng chiều cao. Đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng nhanh như tiền dậy thì và tuổi vị thành niên.
Từ khi trẻ sinh ra đến khi trẻ lớn dần; tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ sẽ chậm lại so với những năm đầu phát triển chiều cao. Tuy nhiên, việc cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ, nhất là ở lứa tuổi tiểu học; là điều cần thiết để giúp trẻ phát triển ổn định và tạo nguồn dự trữ tốt cho các chức năng quan trọng khác (tâm lý; vận động…) để chuẩn bị cho thời kỳ đỉnh cao của tuổi vị thành niên. . Nhiều nghiên cứu ở trên thế giới đã chỉ ra rằng chiều cao có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: dinh dưỡng lầ yếu tố tác động mạnh nhất, sau đó là yếu tố di truyền, hoạt động thể lực, môi trường, ánh nắng; bệnh tật, giấc ngủ…
Các giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao ở trẻ
Giai đoạn bào thai
Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành; và phát triển nhanh chóng. Thời điểm này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng; nhất là canxi để xương phát triển chiều cao. Do đó, trong thai kỳ, đặc biệt sau tháng thứ 4; mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết của cơ thể cũng như giúp trẻ đạt chiều cao tối đa khi chào đời, tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.
Mẹ bầu nếu có chế độ ăn uống cân bằng, tinh thần tốt, nghỉ ngơi hợp lý, cân nặng tăng 10-12 kg theo khuyến cáo của Bộ Y tế, em bé sinh ra có thể đạt chiều cao chuẩn > 50 cm.
Giai đoạn 0-3 tuổi
Nếu mẹ không biết chiều cao của con được định hình ngay trong thời kỳ bào thai để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ cũng không nên quá lo lắng. Mẹ nên chăm sóc trẻ thật tốt ở giai đoạn 0-3 tuổi. Giai đoạn này, nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ tăng thêm 25 cm trong 12 tháng đầu và 10 cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo. Như vậy, trong 3 năm đầu đời trẻ có thể tăng tới 45 cm chiều cao.
Giai đoạn dậy thì
Giai đoạn này được gọi là “cơ hội cuối cùng” để thúc đẩy tăng trưởng chiều cao của trẻ. Thời kỳ này có sự khác nhau về độ tuổi phát triển chiều cao ở bé trai và bé gái. Cụ thể, trẻ phát triển chiều cao tốt nhất ở 10 – 16 tuổi đối với nữ; và 12-18 tuổi đối với nam.
Chiều cao chuẩn của trẻ em từ 2 – 6 tuổi
Từ 2 đến 6 tuổi, bé sẽ có những bước tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao. Từ độ cao trung bình 85cm (bé trai) – 86cm (bé gái), các bé sẽ tăng trưởng từ 7-10cm mỗi năm để đạt chiều cao 105cm (bé trai) – 110cm (bé gái) khi bước qua tuổi lên 5.
Giai đoạn 2 – 6 tuổi cũng là lúc bé bắt đầu đi học nhà trẻ, mẫu giáo và dần ý thức được sự khác biệt về thể trạng với bạn bè đồng lứa. Trẻ thấp bé, nhẹ cân dễ tự ti, hay bị bạn bè trêu chọc, làm bố mẹ không khỏi áp lực, lo lắng. Để xác định bé thấp bé vì lý do gì, bố mẹ nên cân nhắc đến các yếu tố như: di truyền, bệnh lý, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất của con nhằm có hướng khắc phục phù hợp.
Cách tăng chiều cao cho trẻ chế độ dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo; Nhật Bản, đối với sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ quên. Trẻ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển sẽ tăng trưởng chiều cao chậm hơn các bạn đồng lứa. Suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương; răng và làm chậm khả năng phát triển của bé ở tuổi dậy thì.
Ngược lại, bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ phát triển hết tiềm năng được mã hóa trong gene,cũng như có thể bắt kịp các mốc phát triển đã bỏ lỡ trước đó. Để giúp con phát triển hết khả năng;bố mẹ hãy đảm bảo một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé về chất đạm; chất béo, khoáng chất (canxi, magie, kẽm, i-ốt…) cùng các vitamin A; B, C, D…
Dưới đây là một số thực phẩm tăng chiều cao cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo:
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua cung cấp đạm và canxi, hai dưỡng chất quan trọng giúp bé phát triển chiều cao và hệ xương chắc khỏe. Ngoài ra, sữa còn là nguồn cung vitamin A và D giúp bé hấp thụ canxi tốt hơn.
Hãy ưu tiên sản phẩm sữa tốt cho hệ tiêu hóa có đạm chất lượng và các loại lợi khuẩn, trong đó:
- Đạm ưu tiên chọn loại đạm chất lượng cao giúp dễ tiêu hóa với thành phần whey vượt trội; thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ
- Lợi khuẩn là các “chiến binh” đường ruột giúp củng cố sức mạnh của hệ tiêu hóa của trẻ; tăng cường đề kháng, giúp bé hấp thụ dưỡng chất tốt hơn để phát triển chiều cao tối ưu.
Ngũ cốc
Ngũ cốc là nguồn năng lượng lành mạnh, cung cấp chất xơ; vitamin, sắt, magie và selen cho bé phát triển. Mẹ nên ưu tiên các loại ngũ cốc và thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt và nguyên cám như gạo lứt; bún gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám… để bé nhận được giá trị dinh dưỡng tối ưu.
Các loại rau củ quả và trái cây
Các loại rau xanh như cải thìa, cải xoăn kale; bông cải… không chỉ giàu chất xơ mà còn cung cấp một lượng canxi; và vitamin K giúp tăng chiều cao cho trẻ và củng cố hệ xương chắc khỏe. Ngoài ra, các loại trái cây, đặc biệt là trái cây có múi như cam; quýt rất giàu Vitamin C, loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, chất củng cố mật độ và sức khỏe của xương.
Chất đạm
Thịt gà, heo, bò, cá, trứng; hải sản… cung cấp nguồn chất đạm giúp bé phát triển thể chất và tăng chiều cao nhanh chóng. Cách tăng chiều cao cho trẻ từ 2 – 6 tuổi đơn giản mà hiệu quả là là hãy bổ sung các loại thịt giàu nạc; ít mỡ như gà, cá, hải sản cùng với các thực phẩm giàu đạm khác như trứng, phô mai, sữa chua; đậu hũ… vào chế độ ăn cho con.
Những thói quen tốt trẻ nên cần có
Ngoài dinh dưỡng, lối sống lành mạnh với chế độ vận động, luyện tập thường xuyên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tăng chiều cao cho trẻ tối ưu. Dưới đây là một số thói quen mẹ nên thiết lập để giúp bé cao khỏe, năng động hơn mỗi ngày:
Thường xuyên vận động
Việc vận động kích thích hệ cơ xương khớp phát triển, giúp tăng tuần hoàn máu và giảm nguy cơ tiểu đường; bệnh tim mạch ở trẻ nhỏ – hai yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Để giúp bé tăng trưởng chiều cao tối ưu; hãy khuyến khích bé chơi các môn thể thao giúp kéo dài cột sống và giãn cơ như bơi; yoga, các trò chơi leo trèo, đu xà…
Ngủ đúng giờ và đủ giấc
Hormone tăng trưởng của bé chỉ tiết ra khi ngủ. Vì thế, điều đơn giản nhất mẹ có thể làm; để tăng chiều cao cho bé là đảm bảo con ngủ ít nhất 8 giờ/mỗi đêm. Hãy tạo thói quen cho bé lên giường đi ngủ đúng giờ; không sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ ít nhất 30 phút vì chúng sẽ khiến bé hưng phấn, khó ngủ.
Các tư thế sinh hoạt đúng
Việc ngồi sai tư thế; đeo cặp sách quá nặng; tập thể dục sai cách có thể làm tăng sức ép lên cột sống; gây biến dạng cột sống. Hãy nhắc bé ngồi thẳng lưng khi học; không bỏ quá nhiều đồ nặng vào cặp sách; tập thể thao đúng tư thế để vừa giúp chiều cao phát triển;vừa hạn chế vấn đề sức khỏe về sau.
Tắm nắng, vui chơi ngoài trời
Ánh nắng mặt trời là món quà đặc biệt từ thiên nhiên đối với sự phát triển của trẻ. Nguồn vitamin D tự nhiên từ ánh mặt trời giúp cơ xương phát triển và hỗ trợ bé tăng trưởng chiều cao. Ngoài ra, vitamin D còn là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thức ăn gián tiếp hỗ trợ cho sự phát triển của xương. Để đón nhận món quà này bố mẹ hãy thường xuyên cho bé ra ngoài vận động, vui chơi vào giờ phù hợp.
Cuối cùng, ngoài dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt, vận động phù hợp thì tình yêu thương. Sự quan tâm chăm sóc, gần gũi của bố mẹ là yếu tố quan trọng giúp con trẻ phát triển tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần. Đừng quá lo lắng nếu bé hơi thấp hơn bạn bè một chút, vì mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Thay vào đó, hãy dành thời gian vui chơi gần gũi bé và kiên nhẫn để bé phát triển theo tốc độ của mình. Con có thể làm bố mẹ bất ngờ đấy!
Các bài viết của GAZ chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Hellobacsi.com