Phần lớn dân Mỹ tán đồng việc đưa thể thao điện tử vào Olympic

Phần lớn dân Mỹ tán đồng việc đưa thể thao điện tử vào Olympic

Được mệnh danh là một trong những đại hội thể thao lớn nhất trong năm, bao gồm cả thế vận hội mùa đông và mùa hè. Olympic được tổ chức với ý nghĩa cho sự đoàn kết cho các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra đây còn là biểu trưng cho ước mong cho nền hòa bình thế giới.

Là một đại hội thể thao mang tầm cỡ thế giới. Olympic hay được gọi là đại hội thể thao olympic (thế vận hội) là đại hội được tổ chức nhằm mục đích cho các quốc gia cùng thi đấu thể thao. Nhằm tìm ra được quốc gia nào giành ngôi đầu bảng. Olympic được tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Một năm tổ chức thế vận hội mùa hè, một năm tổ chức thế vận hội mùa đông. Chính vì vậy, ngay từ khi xuất hiện, thế vận hội thể thao olympic đã nhận được rất nhiều sự yêu thích của đông đảo người hâm mộ.

Đặc trưng khó quên khi theo dõi olympic chính là hình ảnh rước đuốc. Vận động viên sẽ cầm ngọn đuốc rực lửa chạy khắp sân thi đấu. Và thắp lên ngọn lửa hừng hực khí thế ở nơi khán đài trang nghiêm nhất. Điều này đã thể hiện tinh thần thi đấu quyết tâm chiến thắng của các quốc gia. Cùng Gaz tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Trò chơi điện tử là một phần của Thế vận hội Olympic

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi OnePoll, hơn một nửa người Mỹ cho rằng: trò chơi điện tử nên được coi là một phần của Thế vận hội Olympic.

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi OnePoll được đăng tải trên New York Post. Hơn một nửa người Mỹ cho rằng trò chơi điện tử nên được coi là một phần của Thế vận hội Olympic. Cuộc khảo sát nói trên đã thu thập ý kiến của 2.000 người Mỹ về trò chơi điện tử. Ba phần tư số người được hỏi đồng ý rằng hiện tại game đang được xã hội chấp nhận hơn so với chỉ năm năm trước đây.

chơi game

Trò chơi video được chấp nhận rộng rãi trong xã hội Mỹ

Trên thực tế, các trò chơi video được chấp nhận rộng rãi trong xã hội Mỹ đến mức 56% tin rằng chúng nên được đưa vào Thế vận hội Olympic.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy 56% những người được hỏi nói rằng cần nhiều kỹ năng để chơi trò chơi điện tử hơn là các môn thể thao đối kháng khác. 55% số người được hỏi thậm chí cho biết họ tin rằng esports cuối cùng sẽ vượt qua các môn thể thao truyền thống trong xã hội.

Kỹ năng của các trò chơi điện tử

Kỹ năng hàng đầu mà các trò chơi điện tử mang lại hàng đầu phải kể đến là giúp tăng cường sự tập trung. Tiếp theo là sự phối hợp tay mắt, khả năng giải quyết vấn đề. Và thậm chí cả kỹ năng chiến lược của người chơi.

Ngoài ra việc chơi game cũng đòi hỏi sự đầu tư nhất định. Trung bình một người dành khoảng 780 giờ để chơi game mỗi năm. Cùng với khoản đầu tư tài chính hàng năm là 762,72 USD. Tương đương 15 giờ một tuần và 63,56 USD một tháng.

66% tự nhận mình là một game thủ

Trong số những người được khảo sát, 66% tự nhận mình là một game thủ. Và 49% số người được hỏi trên 40 tuổi nghĩ rằng họ cũng là một game thủ. Cuộc khảo sát cũng yêu cầu người trả lời đưa ra các dấu hiệu để nhận biết ai là một game thủ. Và kết quả cho thấy dấu hiệu hàng đầu để xác định một người là một game thủ khi người đó đã tự mình lắp ráp bộ máy tính riêng dùng để chơi game. Tiếp theo phải kể đến việc sở hữu một máy chơi game, một bàn phím chuyên dụng, bộ điều khiển chuyên dụng và một chiếc ghế chơi game.

đấu trường

Trò chơi hành động, phiêu lưu và thể thao

Khi nói về thể loại game mà bạn phải chơi để được coi là một game thủ, danh sách bao gồm các trò chơi hành động, phiêu lưu và thể thao. 35% số người được hỏi cho biết một game thủ là người chơi các trò chơi MMO (trực tuyến nhiều người chơi) cũng như các trò chơi chiến lược. Khi nói về thiết bị chơi game, phổ biến nhất vẫn là điện thoại thông minh. 66% số người được hỏi cho biết họ chơi game trên điện thoại thông minh. Tiếp theo là máy tính được chọn bởi 58% số người.

Top 20 kỹ năng được cải thiện nhờ trò chơi điện tử

Dưới đây là thống kê top 20 kỹ năng được cho là được cải thiện nhờ các trò chơi điện tử:

  1. Tập trung: 47%

  2. Phối hợp tay-mắt: 40%

  3. Giải quyết vấn đề: 40%

  4. Chiến lược: 40%

  5. Trí nhớ: 38%

  6. Đa nhiệm: 36%

  7. Tư duy phân tích: 33%

  8. Sáng tạo: 31%

  9. Kiên nhẫn: 30%

  10. Làm việc theo nhóm: 29%

  11. Giao tiếp: 29%

  12. Động lực: 28%

  13. Kỹ năng xã hội: 25%

  14. Lãnh đạo: 24%

  15. Lập trình: 20%

  16. Tốc độ bàn phím: 20%

  17. Kỹ thuật / thiết kế: 19%

  18. Đàm phán: 19%

  19. Thông cảm: 15%

  20. Đồng cảm: 15%

Nguồn: Thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *