Khai thác kinh tế tôm càng xanh được đẩy mạnh ở Đồng Tháp
Thủy sản chính là ngành kinh tế mũi nhọn đang trên đà phát triển ở Việt Nam. Đặc biệt là các loại tôm, cá tra, cá basa xuất khẩu. Chiếm được thị phần ở các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ và các nước châu Âu. Nắm bắt được xu thế đó, các địa phương không ngừng khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân tăng diện tích nuôi thủy sản. Hỗ trợ từ khâu con giống, quy trình chăm sóc theo chuẩn VietGAP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Ở Đồng Tháp thì mô hình nuôi tôm càng xanh đang được đẩy mạnh để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ các hộ mô hình đã phát triển thành phong trào nuôi trên diện rộng, phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Đồng Tháp.
Tôm càng xanh là loại thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng trong bữa ăn gia đình của người Việt Nam. Đặc biệt được tiêu thụ mạnh ở các nhà hàng hải sản cao cấp và trong các bữa tiệc chiêu đãi gia đình. Vì thế giá cả của nó cũng cao hơn nhiều so với nhiều hải sản khác. Hơn nữa phần lớn sản lượng không được tiêu thụ trong nước mà tập trung đẩy mạnh xuất khẩu.
Đồng Tháp đẩy mạnh nuôi tôm càng xanh
Tỉnh Đồng Tháp đã và đang tiến hành quy hoạch, ổn định vùng nguyên liệu sản xuất tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Cao Lãnh…, tạo sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nhờ vào những đặc tính nổi trội như giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định, rủi ro thấp. Phù hợp với nhiều mô hình nuôi kết hợp. Trong những năm gần đây, tôm càng xanh ngày càng thu hút người nuôi. Đặc biệt tôm càng xanh được tập trung nuôi nhiều ở tỉnh Đồng Tháp. Việc phát triển nuôi tôm càng xanh ở Đồng Tháp đang trở thành thế mạnh sau cây lúa và cá tra trong những năm qua, nhiều diện tích trồng lúa đã trở thành ruộng tôm.
Nuôi tôm theo chuẩn VietGAP
Nhiều hộ nuôi tôm càng xanh trong tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện phương pháp nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học. Bước đầu mang lại hiệu quả khá cao, thu lợi nhuận ổn định. Mô hình này đang được nhân rộng tại nhiều địa phương.
Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thực hiện dự án sản xuất lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP giai đoạn 2014 – 2020. Để thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh. Dự án hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.
Ở huyện Tam Nông đã hình thành vùng nguyên liệu theo hướng tập trung sản xuất. Gắn với tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt, sạch, ổn định, bền vững. Đăng ký logo, thương hiệu độc quyền tôm càng xanh Tam Nông. Ký hợp đồng với doanh nghiệp để thu mua tôm với giá có lợi cho người nuôi. Đồng Tháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Đưa mô hình hợp tác xã tôm càng xanh gắn với mô hình chuyển giao công nghệ, ổn định thu mua sản phẩm cho người nuôi.
Tại huyện Tam Nông, các xã có diện tích nuôi thả nhiều là Phú Thành B, Phú Thọ, An Long và thị trấn Tràm Chim. Diện tích nuôi tôm của huyện liên tục tăng, năng suất trung bình 1,3 – 1,6 tấn/ha. Nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa nước nổi giúp tăng vòng quay của đất lên 2 – 3 lần/năm. Tăng độ phì nhiêu và giá trị sử dụng đất, giảm thoái hóa đất, bảo vệ môi trường…
Đồng Tháp hỗ trợ các hộ nông dân nuôi tôm càng xanh đạt chuẩn
Nhờ được hỗ trợ về kỹ thuật và quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nên năng suất và lợi nhuận của việc nuôi tôm càng xanh ở huyện Cao Lãnh khá cao. Huyện Cao Lãnh xác định đây là vùng dự án nuôi tôm càng xanh chuyên canh trên đất lúa, khẳng định hiệu quả kinh tế.
Việc phát triển nuôi cần quan tâm là chất lượng con giống và đầu ra tôm thương phẩm. Bởi khi vào vụ thả nuôi cần nhiều tôm giống. Nhưng do thiếu nguồn giống sản xuất nên người dân mua tôm giống không rõ nguồn gốc. Dẫn đến việc nuôi tôm đạt tỷ lệ sống thấp, giá bán và lợi nhuận cũng thấp.
Đối với tôm thương phẩm đến kỳ thu hoạch gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Do đó công tác tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái là rất quan trọng. Trong đó công tác thả giống tôm càng xanh nhằm tái tạo quần đàn của các loài thủy sản ở các thủy vực nước ngọt nội địa cần được đặc biệt quan tâm. Nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt. Đồng thời, cung cấp một phần nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, sạch, an toàn.
Mở rộng thị trường xuất khẩu
Tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành quy hoạch, xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm vi sinh, nuôi tôm sạch. Với mục tiêu nâng cao chất lượng tôm càng xanh, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Sau đó mở rộng thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm tôm càng xanh xuất khẩu sẽ được đa dạng chủng loại như tôm càng xanh sống, tôm ướp đá và tôm đông lạnh. Đối với một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc và một số nước ASEAN.
Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ nghiên cứu và xác định nhu cầu tiêu thụ. Xem xét khả năng cung ứng, các kênh tiêu thụ sản phẩm chính. Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông, giới thiệu sản phẩm. Kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm và vùng cung cấp nguyên liệu…
Chính phủ đồng hành hỗ trợ
Cùng với sự chỉ đạo, định hướng kịp thời, sát sao của Chính phủ. Trong thời gian tới, chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa. Đặc biệt trong bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện tốt chủ trương nâng cao hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Ngoài tôm càng xanh, nhiều loài thủy sản có hiệu quả kinh tế cao cũng đang được quan tâm và đẩy mạnh phát triển. Hứa hẹn trong thời gian tới các sản phẩm thủy hải sản được nuôi theo chuẩn sinh học. Hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều thị trường khó tính hơn nữa.
Sản phẩm Việt Nam phổ biến trên thị trường luôn thay đổi liên tục. Bạn đọc hãy theo dõi để có được thông tin chính xác nhất nhé!
Nguồn: Tuhaoviet.vn