Hôn nhân là khởi đầu cho quá trình trưởng thành của mỗi người

Hôn nhân là khởi đầu cho quá trình trưởng thành của mỗi người

Hôn nhân là cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đó là lúc chúng ta đưa ra quyết đinh sẽ đồng hành cùng một ai đó tới cuối đời. Trong hôn nhân luôn phải cùng nhau xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Hồn nhân là sự quyết định tù rất nhiều yếu tố tác động. Hai người bắt đầu mở ra cuộc sống mới bên nhau thì không đơn giản chỉ có tình yêu. Cuộc sống gia đình mới ấy có rất nhiều vấn đề mà cả hai người phải quan tâm. Vì vậy để đưa ra quyết định vun đắp tổ ấm mới với ai đó là không hề đơn giản. Hôn nhân là khởi đầu cho quá trình trưởng thành của mỗi người.

Cuộc hôn nhân luôn muôn màu muôn vẻ. Nó không phải khi nào cũng ngọt ngào như trong tưởng tượng của chúng ta thuở đầu. Trong cuộc sống vợ chồng chúng ta sẽ được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc kháo nhau. Có lúc sẽ hạnh phúc, yêu thương những cũng có những sóng gió, đắng cay. Bởi lẽ khi còn yêu vẫn chưa hiểu rõ tính cách của nhau. Nhưng đã cưới nhau, bất chợt chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều thứ của đối phương không như mình mong đợi. Cuộc sống hôn nhân giờ đây cũng không phải của riêng hai người. Bố mẹ, họ hàng, bạn bè hai bên là những điều chúng ta phải quan tâm hơn so với khi còn yêu. Vì thế có nhiều người thực sự chưa quen và cảm thấy bế tắc trong hôn nhân.

Hôn nhân và những tưởng tượng ban đầu

Khi chuẩn bị kết hôn rất nhiều người sẽ được hỏi câu hỏi “Tại sao bạn kết hôn?”. Và nghe hỏi như vậy chắc hẳn ai thường trả lời rằng: “Tôi mong tìm được một người để hỗ trợ mình, đồng hành cùng mình đi đến hết cuộc đời.

Suy nghĩ thuở đầu

Trong tưởng tượng ban đầu của họ, kết hôn là để tìm một người yêu thương mình, một người có thể luôn ở bên cạnh an ủi, hỗ trợ, giúp đỡ họ suốt những quãng thời gian còn lại.

Hôn nhân trong tưởng tượng

Ý nghĩa lớn nhất của hôn nhân chính là mở rộng thêm ranh giới của một người. Ai cũng sẽ có lúc trải qua sự cô đơn, bất lực và thậm chí là tuyệt vọng trong chính cuộc hôn nhân của mình, song đừng vì vậy mà mang nặng suy nghĩ rằng: Hôn nhân chính là bến đỗ.

Bất ngờ trước thực tế hôn nhân

Có rất nhiều thất vọng xảy ra trong cuộc hôn nhân của bạn. Bạn ước anh ấy có thể hiểu bạn, nhưng anh ấy lại thờ ơ. Bạn ước anh ấy có thể giúp bạn, nhưng anh ấy chỉ đứng nhìn bạn. Bạn hy vọng anh ấy có thể hỗ trợ bạn, nhưng anh ấy lại kiểm soát bạn. Bạn ước anh ấy có thể đứng về phía bạn, nhưng anh ấy lại không. Và bạn hoang mang trong chính quyết định của mình.

Lúc đó bạn không biết liệu anh ta có phải là một nửa mà bạn đang tìm kiếm hay không hay chỉ là một phép thử, một sai lầm.

Có những người luôn mang những suy nghĩ quá lý tưởng về hôn nhân. Họ cho rằng hôn nhân chính là bến đỗ, nơi mình có thể dừng lại để tận hưởng cùng đối phương những tháng ngày còn lại của cuộc đời, rằng cuộc hôn nhân “bình thường” phải thế này, thế kia… Và khi cuộc hôn nhân thực sự không đạt được như mong đợi, họ sẽ cảm thấy cô đơn và lạc lõng.

Khác biệt trong hôn nhân

Nỗi đau trong hôn nhân ấy đến từ khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế. Đây không chỉ là nỗi đau trong hôn nhân, mà còn là nỗi đau của cả cuộc đời. Hôn nhân là khởi đầu cho nhiều sự thật. Và có nhiều sự thật mà chúng ta cần nhận ra và chấp nhận.

Những ranh giới giữa vợ và chồng 

Điều này có nghĩa rằng dù hai bạn có yêu nhau đến đâu thì sau khi kết hôn, cũng sẽ có những lúc chỉ có bạn tự giải quyết công việc của mình, người kia không thể và cũng không giúp bạn.

Ngạc nhiên trước ranh giới của nhau

Đôi khi hai bạn sẽ là hai con người hoàn toàn độc lập, anh ấy và bạn như ở hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Đôi khi anh ấy như một người xa lạ, một người không liên quan, một người có thể nhìn bạn vật lộn trong khó khăn mà bạn tưởng chừng anh ấy không quen biết mình.

Đó cũng chính là sự độc lập mà nhiều người không muốn chấp nhận trong hôn nhân. Sẽ có lúc hai người chẳng thể là một tổng thể, mỗi cá nhân là một cá thể hoàn toàn độc lập.

Tập làm quen và chấp nhận

Bạn cần học cách chấp nhận sự “bất lực” đó trong hôn nhân.

Trong những giây phút “bất lực”, người bạn đời của bạn sẽ dõi theo bạn và không giúp đỡ bạn. Bạn có thể sẽ nghĩ đến việc ly hôn, vì chẳng thà một mình còn hơn có người bên cạnh mà không được giúp đỡ.

Học cách chấp nhận để yêu thương hơn

Đừng nghĩ rằng sau khi kết hôn thì sẽ luôn có một người hết lòng mà hỗ trợ mình. Nếu người ấy có thể làm cho bạn thì chúc mừng, hai bạn có một cuộc hôn nhân tuyệt vời, nếu không thì đó cũng không phải cuộc hôn nhân tồi tệ.

Bạn cảm thấy bất lực là vì bạn muốn chống lại thực tế.

Bạn tưởng tượng rằng anh ấy sẽ trở thành “tuy 2 mà 1” với bạn, luôn bên bạn dù bất kể bạn có ở đâu, làm gì. Song thay vì suy nghĩ như vậy, hãy hiểu rằng đôi khi bạn chỉ có một mình.

Hôn nhân có nhiều cung bậc cảm xúc

Đừng nghĩ rằng hôn nhân chỉ có những tương tác qua lại hỗ trợ lẫn nhau, hôn nhân cũng sẽ khiến tim bạn thêm vết xước. Quan trọng là nếu những điều tích cực lớn hơn sự tổn hại, đó là một cuộc hôn nhân tốt.

Không có gì là hoàn hảo

Như răng và lưỡi trong cùng một khuôn miệng, vốn dĩ thuộc một tổng thể có thể hợp tác, hỗ trợ nhau rất tốt. Thế nhưng giữa chúng vẫn thường xuyên xảy ra xích mích, mâu thuẫn và không nhường nhịn nhau.

Dù chúng ta khao khát cái đẹp nhưng cũng phải chấp nhận sự thật rằng: Trên đời này không có cái đẹp tuyệt đối. Cây cỏ tốt mọc lên từ đất được bón phân bò, hoa đẹp thường có gai và có những loài hoa đẹp mà chẳng có gai thì nở 2 ngày đã héo úa. Luôn có điều xấu ẩn chứa trong điều tốt. Bạn càng tưởng tượng nửa kia của mình phải tốt đẹp bao nhiêu thì bạn càng khó chấp nhận mặt xấu của anh ấy bấy nhiêu.

Bạn càng tận hưởng sự hỗ trợ và giúp đỡ của anh ấy bao nhiêu thì bạn lại càng không thể chịu những trở ngại mà anh ấy mang lại bấy nhiêu. Đó đều là những “bài tập” mà ai cũng phải giải quyết khi bước vào hôn nhân.

Làm quen với những khác biệt

Người ta nói rằng, hôn nhân chính là một sân tập, nơi những chấn thương giúp bạn thêm trưởng thành. Hôn nhân do con người tạo nên, ở đâu có người thì ở đó có sông hồ. Hôn nhân là sông hồ chứ không phải bến đỗ. Bạn cần học cách nhìn nhận hôn nhân một cách tổng thể. Và cũng nên lưu ý rằng đừng tuyệt đối hóa bất cứ điều gì. Tất nhiên, bạn không cần phải cố ở lại một cuộc hôn nhân khi nó tồi tệ. Song khi bạn lựa chọn ở lại, hãy phàn nàn ít đi và rèn luyện nhiều hơn.

Hôn nhân không phải là nơi dành cho sự chu cấp hoàn toàn, nếu bên kia có thể chu cấp cho bạn thì đó là một cuộc hôn nhân tuyệt vời. Hôn nhân không phải là nơi người ấy ủng hộ bạn hoàn toàn, nếu đối phương đem lại cho bạn nhiều sự tích cực hơn tổn hại, đó là cuộc hôn nhân tuyệt vời.

Trưởng thành sau những gì trải qua

Phần hôn nhân không làm bạn hài lòng chính là nơi bạn cần phải độc lập. Điều mà hôn nhân không thể cứu bạn chính là điều bạn cần học cách bước đi bằng đôi chân của mình. Sẽ có sự cô đơn, bơ vơ và thậm chí là tuyệt vọng trong hôn nhân. Đó cũng chính là khoảng trống cho sự trưởng thành của bạn. Suy cho cùng, hôn nhân là “trò chơi” của hai người lớn, bạn không phải là đứa trẻ nũng nịu và không ai có thể chăm sóc hoàn hảo cho bạn.

Hôn nhân là trưởng thành và yêu thương hơn

Một cuộc hôn nhân viên mãn không những không tồn tại mà còn trở thành nơi trốn tránh, khiến bạn đánh mất quyết tâm cũng như khả năng đối mặt với khó khăn. Từ bỏ lý tưởng hóa hôn nhân là khởi đầu cho hạnh phúc. Từ bỏ quá nhiều hy vọng vào người khác là cách bạn trở thành chính mình.

Không có cuộc hôn nhân nào là hoàn hảo, là luôn hạnh phúc. Hôn nhân sẽ có lúc này lúc kia. Quan trọng là bạn phải biết cách chấp nhận và hiểu đối phương. Hãy luôn cố gắng từng ngày, vượt qua sóng gió. Và hãy nhớ rằng hôn nhân là khởi đầu cho sự trưởng thành của chính bạn. Và nếu đã đưa ra quyết định kết hôn thì đừng vội từ bỏ trước những khó khăn và bế tắc thuở đầu.

Bạn có thể tham khảo nhiều bài viết về hôn nhân gia đình tại trang tin tức GAZ. Chúc bạn sẽ xây dựng được một gia đình hạnh phúc.

Nguồn: Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *