Nông nghiệp Việt Nam tự hào gạo ST25 ngon bậc nhất thế giới

Nông nghiệp Việt Nam tự hào gạo ST25 ngon bậc nhất thế giới

Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia xuất khẩu gao hàng đầu trên thế giới. Nhiều năm liền chiếm vị trí cao trong bảng xếp hạng xuất khẩu nông sản. Sự xuất hiện của nhiều giống gạo thơm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của những thị trường quốc tế khó tính như Nhật Bản và Mỹ. Đặc biệt, việc gạo ST25 được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới trong một cuộc thi. Trở thành niềm tự hào to lớn của nền nông nghiệp Việt Nam. Là bước tiến quan trọng nâng cao chất lượng giá trị gạo Việt. Tạo sức cạnh tranh với những giống lúa đến từ những thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu khác là Thái Lan và Campuchia.

Giống gạo ST25 được nghiên cứu và trồng thử nghiệm lần đầu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Sở hữu những ưu điểm tiêu biểu vượt trội hơn hẳn so với nhiều giống khác. Không những gạo khi nấu cơm giữ được đồ mềm và thơm ngon, giống lúa này trong quá trình trồng cũng thích nghi rất tốt với môi trường. Cho năng suất cao hơn hẳn các giống lúa khác làm người nông dân rất phấn khởi.

Nghiên cứu giống gạo ST25

Giống gạo này do nhóm nhà khoa học của tỉnh Sóc Trăng gồm kỹ sư Hồ Quang Cua, Tiến sĩ Trần Tuấn Phương và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương lai tạo phát triển.

Sau khi được vinh danh, lượng tiêu thụ gạo ST25 tại các đại lý tăng vọt. Nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Cùng tìm hiểu quy trình tạo ra loại gạo ngon nhất thế giới như thế nào.

ST25 cho năng suất rất cao

Trong những năm qua, Trạm Nghiên cứu lúa Sóc Trăng đã thu thập hàng nghìn giống lúa từ khắp các vùng miền trong nước và trên thế giới. Để tạo ra giống lúa mới như ST24, ST25 các nhà khoa học phải thực hiện phép lai giữa rất nhiều giống lúa bố mẹ để tạo ra nhiều giống lúa phức tạp về kiểu gen. Sau cùng sẽ sử dụng phép lai hồi giao cải tiến với dòng ST tân tiến nhất. Qua thử nghiệm để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Những ưu điểm vượt trội

Các giống lúa ST mà mới nhất là ST25 ngoài thơm ngon hơn còn có các đặc tính vượt trội về phòng bệnh, kháng mặn và đặc biệt là có thể sản xuất được nhiều vụ trong năm. ST25 là giống lúa ngắn ngày, cao sản, một năm hai đến ba vụ, có tính kháng bệnh kháng mặn cao. Loại gạo này mang nhiều ưu điểm của giống gạo thuần Việt, hạt dài, trắng, trong, khi nấu cho cơm dẻo, ráo có mùi dứa.

Về đặc tính, ST25 là giống lúa cứng và cao cây (110cm – 115cm), lá xanh bền, lâu tàn nên nuôi hạt tốt, thân cứng nếu bón phân cân đối không đổ ngã. Giống lúa này không nhiễm bệnh sọc trong, đạo ôn lá và khoan cổ bông… Trong điều kiện thời tiết tốt, năng suất ST25 có thể đạt 8,5 tấn/ha, trung bình khoảng 6 – 7 tấn/ha. ST25 chịu phèn, mặn tốt cho nên có thể trồng ở đất đồng hoặc luân canh lúa – tôm, theo kỹ sư Hồ Quang Cua.

Sở hữu những ưu điểm vượt trội

TS Trần Tấn Phương, Giám đốc trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng: “Giống lúa ST25 thơm, hạt trắng, chắc. Kháng được bệnh đạo ôn, rầy nâu và chịu được mặn. Rất phù hợp cho các tỉnh ven biển ở đồng bằng Sông Cửu Long”. Sau khi được chọn sẽ chuyển đến trại nghiên cứu và sản xuất giống lúa Hồ Quang để tiếp tục phát triển. Tại đây 8 ha ruộng được các kỹ sư sử dụng để trồng. Sau đó chọn lọc cải tiến các giống lúa thơm đặc sản ST.

Định hướng nhân rộng mô hình sản xuất gạo ST25

Anh hùng lao động – kỹ sư Hồ Quang Cua: “Thí dụ như 1 ha lúa của Thái Lan, của Campuchia hoặc Myanmar. Với giống lúa mùa cổ truyền họ chỉ có thể thu dưới 2 tấn mỗi hecta. Còn với giống ST có thể trồng 2 vụ/năm “. Hiện hồ sơ về giống lúa ST25 được gửi ra bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, kỹ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự đang mong muốn giống lúa này sớm được công nhận. Để được cung ứng cho bà con nông dân sản xuất trên quy mô rộng hơn.

Nhân rộng diện tích ở nhiều khu vực

Sau khi được công nhận giống, bên cạnh việc nhân rộng diện tích, xây dựng những vùng trồng chuyên canh. Ở các địa phương và người nông dân cũng nên đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Nhằm để giữ đúng chất lượng của giống gạo này. Trong khi đó các doanh nghiệp chế biến và xuất gạo nên tính đến việc đầu tư cho sự phát triển của giống lúa ST25. Để xây dựng vùng nguyên liệu bền vững về lâu dài. Tạo điều kiện xuất khẩu gạo ngon với giá cao.

Thí điểm canh tác ở các vùng trong nước

Hiện tại, ở một số tỉnh như Nghệ An đã bắt đầu có các vùng trồng thử nghiệm ST25. Với năng suất trung bình 58,8 tạ/ha. Người dân có thu nhập trung bình khoảng 58,8 triệu đồng/ha. Năng suất thấp hơn nhưng thu nhập cao hơn. ST25 đã đem lại niềm phấn khởi cho bà con nông dân nơi đây.

Tuy nhiên, ST25 đòi hỏi quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Việc chuyển giao kỹ thuật canh tác đến từng địa phương đòi hỏi nhân lực lớn. Do đó hiện kỹ sư Hồ Quang Cua vẫn đang từng bước để đẩy mạnh vùng trồng lúa ST25 trên địa bàn Sóc Trăng trước tiên, sau đó đến các tỉnh miền Nam và các tỉnh thành khác trên cả nước.

Thông tin các sản phẩm Việt Nam được cập nhật chính xác nhất tạo điều kiện cho bạn đọc theo dõi diễn biến phát triển thị trường.

Nguồn: Tuhaoviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *